THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ CƠ HỘI CHO CÀ PHÊ HÒA TAN

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ CƠ HỘI CHO CÀ PHÊ HÒA TAN

Trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn hiện nay, mọi lại hình kinh doanh dường như bị tê liệt. Tuy nhiên thị trường nông sản nói chung và thị trường cà phê nói riêng vẫn giữ cho mình đà tăng trưởng ổn định. Đây cũng chính là một điểm sáng để đầu tư cũng như là cơ hội để thị trường cà phê Việt Nam phát triển trong năm 2022.

Giá cà phê tăng mạnh trong gia đoạn cuối năm 2021 và đang được giữ ổn định khoảng đầu năm nay. Hiện tại mức giá của cà phê Robusta – mặt hàng chính của Việt Nam được xem là cao nhất trong vòng 9 – 10 năm trở lại đây. Đà tăng trưởng này dường như vẫn chưa dừng lại khi các yếu tố hỗ trợ về giá vẫn duy trì ổn định và được dự đoán vẫn sẽ tăng trong năm 2022.

Thời tiết và dịch bệnh đang giúp ích cho thị trường cà phê Việt Nam

Nằm ngoài dự đoán, khí hậu thay đổi cũng như tình hình dịch bệnh khó khăn lại vô tình thúc đẩy giá cả phê tăng mạnh. Trong đó, Arabica được xem là loại cà phê được chú ý hơn và đây cũng là yếu tố tác động mạnh đến thị trường cà phê Việt Nam.

Trong năm vừa rồi, sản lượng cà phê Arabica tại Brazil giảm đáng kể do bị ảnh hưởng của những đợt hạn hán và sương giá. Hơn nữa, với lý do đại dịch kéo dài, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đình trệ và chưa thể khôi phục hoàn toàn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và vận chuyển trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên cũng nhờ đó mà giá Arabica lại tăng mạnh đồng thời kéo theo mức giá của Robusta của nước ta.

Cơ hội mở ra cho thị trường cà phê Việt Nam

Khi giá cà phê Arabica lên quá cao cũng như thiếu hụt nguồn cung do mất mùa, nhiều nhà đầu tư, rang xay cà phê tìm cách phối trộn giữa A và Ro để hạ bớt giá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Điều này lâu dần sẽ vô tình làm thay đổi thói quen, khẩu vị của khách hàng và từ đó giúp thị trường cà phê Việt Nam với sản phẩm chính là Robusta xuất khẩu thuận lợi hơn.

Vốn đã có mức giá đắt đỏ kèm theo nguồn cung bị giảm mạnh, rất có thể trong năm 2022 Arabica sẽ bị Robusta cướp đi vị thế độc tôn. Hơn nữa, với việc chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy trong năm ngoái và đang từ từ được nối lại trong năm nay sẽ là cơ hội để Việt Nam tăng lượng hàng xuất khẩu.

Tuy vẫn còn nhiều thách thức lớn, đặc biệt là biến chủng mới của covid-19 làm khả năng giao thương xuất khẩu bị kìm hãm. Tuy nhiên điều này không chỉ ảnh hưởng đến thị trường cà phê Việt Nam mà còn tác động lớn đến nhiều thị trường khác. Khi đường giao thương được thông thoáng trở lại, chắc chắn sẽ là cơ hội lớn để chúng ta khẳng định vị thế với nguồn hàng dồi dào.

Bên cạnh đó, việc dịch bệnh hoành hành sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà, đặc biệt là cà phê hòa tan, sản phẩm mà Robusta của Việt Nam là nguyên liệu chính. Có thể thấy, chỉ riêng cà phê nội địa trong gia đoạn cuối năm 2021 đã có giá từ 40.700 – 41.500 đồng/ký.

Chính vì sự cần thiết cũng như tăng trưởng mạnh của Robusta sẽ giúp thị trường cà phê Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ cà phê thế giới. Đây cũng chính là cơ hội cho những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của nước ta.

Dự đoán của Bộ Công Thương về thị trường cà phê Việt Nam

Đúng như những gì đã nêu, Bộ Công Thương cũng dự đoán trong năm 2022, sự khởi sắc trong việc xuất khẩu cà phê sang các nước châu Âu của Việt Nam sẽ trở lại. Cà phê Việt có lợi thế cạnh tranh tại thị trường này nhờ vào hiệp định EVFTA. Việc thiếu hụt cách thức vận chuyển như container hay vấn đề về chi phí logicstics trong năm nay chắc chắn sẽ được cải thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thông quan hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp còn định hướng thuê hẳn tàu riêng để vận chuyển cà phê của mình sang các nước châu Âu.

Hiện tại, châu Âu đang có nhu cầu cao về cà phê chế biến cũng như cà phê chất lượng cao. Vì vậy cơ hội cho thị trường cà phê Việt Nam là rất lớn. Nếu khai thác tốt và đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm thì rất có thể chúng ta sẽ vươn lên dẫn đầu trong việc xuất khẩu cà phê.

Comments are closed.