THỜI CƠ KINH DOANH TỪ SỰ “TRỖI DẬY” CỦA THƯƠNG HIỆU CAFÉ VIỆT

THỜI CƠ KINH DOANH TỪ SỰ “TRỖI DẬY” CỦA THƯƠNG HIỆU CAFÉ VIỆT

Không còn là những mảnh ghép nhỏ lẻ, bức tranh thị trường kinh doanh đồ uống tại Việt Nam đã dần hoàn thiện và bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Với sự “trỗi dậy” của các thương hiệu Việt đã mở ra cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng cho những ai đã, đang và sẽ khởi nghiệp trong lĩnh vực này.

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và trên thế giới diễn biến phức tạp, kinh doanh đồ uống tại Việt Nam, cụ thể là café đã có nhiều chuyển động mang tính chất “lội ngược dòng”. Các thương hiệu café nước ngoài đã có dấu hiệu “chùn bước”, một số thương hiệu đã rút khỏi thị trường Việt Nam. Thay vào đó, các thương hiệu café Việt dần định hình vị thế trên bản đồ kinh doanh đồ uống.

THỜI CƠ KINH DOANH TỪ SỰ “TRỖI DẬY” CỦA THƯƠNG HIỆU CAFÉ VIỆT

Các Thương Hiệu Ngoại Rút Lui

The Coffee Inn là một trong những thương hiệu nước ngoài đầu tiên đưa cafe đá xay vào Việt Nam. Giai đoạn 2013 – 2014, thương hiệu này có doanh thu tăng mạnh. Tuy nhiên, đến năm 2014, doanh thu bắt đầu chững lại. Mặc dù liên tục đổi mới và bổ sung đa dạng thức uống, nhưng đến tháng 9/2016, The Coffee Inn cũng đã đóng cửa ¾ số cửa hàng tại Việt Nam.

Năm 2016, chuỗi cửa hàng phục vụ cafe và món tráng miệng NYDC – New York Dessert Café do Tập đoàn SUTL của Singapore đưa vào VN đã ngậm ngùi đóng cửa cửa hàng cuối cùng sau 7 năm hoạt động. Tháng 04/2017, chuỗi cửa hàng Gloria Jean’s Coffee của Úc tuyên bố chấm dứt cuộc chơi tại thị trường đồ uống Việt Nam khi kết thúc hợp đồng 10 năm ở TP. HCM và Hà Nội.

Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế, các nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đi của các thương hiệu đồ uống café ngoại là áp lực về chi phí mặt bằng cao, mô hình không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Hơn nữa, sự ra đời và phát triển của chuỗi thương hiệu café nội địa là nguyên nhân chủ yếu nhất.

Sự Kiên Trì Của Thương Hiệu Việt Đã Hái Được “Trái Ngọt”

Trong vài thập kỷ qua, bên cạnh sự gia nhập của các thương hiệu ngoại, những chuỗi cửa hàng café mang thương hiệu Việt Nam đang dần hình thành và đạt được sự yêu thích của đông đảo người tiêu dùng. Những cửa hàng café với phong cách hiện đại, menu đồ uống hấp dẫn, phong phú, giá thành thức uống bình dân, phù hợp với đa số đối tượng khách hàng Việt Nam như The Coffee House, Phúc Long, Urban Station, Trung Nguyên, Highlands Coffee, Cộng Cafe… chiếm thị phần ngày càng lớn.

Theo khảo sát của VIRAC (Công ty CP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam), năm 2018, Highlands Coffee dẫn đầu về số lượng cửa hàng với con số 240, doanh thu 1.628 tỉ đồng. The Coffee House cũng tăng trưởng liên tục với doanh thu gần 669 tỉ đồng, 140 cửa hàng, áp sát ở vị trí thứ 2. Chuỗi cửa hàng của Phúc Long vốn nổi tiếng với các loại thức uống từ trà nhưng cũng đã lấn sân và phát triển mạnh mẽ đồ uống café với xếp hạng thứ 3. Doanh thu năm 2018 của thương hiệu này đạt 473 tỉ đồng, tăng trưởng 39% so với năm 2017.

THỜI CƠ KINH DOANH TỪ SỰ “TRỖI DẬY” CỦA THƯƠNG HIỆU CAFÉ VIỆT

Để nói về sự phát triển này, không thể không kể đến những nỗ lực và kiên trì của các thương hiệu Việt. Luôn thấu hiểu nhu cầu khách hàng; cập nhật những xu thế mới trên thế giới; thay đổi để phù hợp sự phát triển năng động của thị trường; mở rộng thị trường tỉnh giàu tiềm năng; phát triển mảng kinh doanh giao hàng; tập trung vào những gì khách hàng cần, lấy khách hàng làm trung tâm… chính là những “bí quyết” giúp các thương hiệu café Việt định hình vị thế vững chắc trong lòng người tiêu dùng.

Café Việt Phát Triển Từ Sự Cộng Hưởng Giá Trị Kinh Tế Và Giá Trị Văn Hóa

Việt Nam không chỉ là quốc gia có sản lượng café xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới mà còn là quốc gia tiêu thụ café cao trên thế giới. Theo báo cáo về Ngành Nông nghiệp Việt Nam của BMI Research (Công ty nghiên cứu cung cấp phân tích thị trường), giai đoạn 2005 – 2015, lượng tiêu thụ café của Việt Nam tăng trưởng từ 0.43 kg/đầu người/năm lên 1.38 kg/đầu người/năm.

Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong số các quốc gia xuất khẩu cafe trên thế giới. Dự báo đến năm 2021, con số này sẽ tăng lên 2.6 kg/người/năm khi các chuỗi cửa hàng café Việt tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

Đi cùng với sự phát triển về mặt kinh tế, ngành kinh doanh đồ uống café Việt Nam cũng nhận đươc sự tiếp sức mạnh mẽ từ văn hóa thưởng thức café lâu đời của người dân Việt Nam. Café đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người Việt. “Đi café” trở thành cụm từ quen thuộc cho những cuộc hẹn giữa bạn bè, người thân hay người yêu.

THỜI CƠ KINH DOANH TỪ SỰ “TRỖI DẬY” CỦA THƯƠNG HIỆU CAFÉ VIỆT

Các món café vượt ra ngoài ranh giới của đồ uống vị tiên đắng hậu ngọt trở thành cầu nối liên kết tình cảm đầy nồng nàn giữa người với người. Giá trị của hạt café được tăng lên khi người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu chú ý đến chất lượng hạt café. Họ quan tâm đến café như một tác phẩm nghệ thuật thủ công hơn là một đồ uống đơn thuần. Hạt café đặc sản, những tách café pha chế thủ công được đón nhận nồng nhiệt.

Comments are closed.

  • Danh mục sản phẩm

  • Calendar

    September 2024
    M T W T F S S
     1
    2345678
    9101112131415
    16171819202122
    23242526272829
    30  
  • Archive