Những lưu ý khi ăn hạt dưa, hạt hướng dương dịp Tết

Những lưu ý khi ăn hạt dưa, hạt hướng dương dịp Tết

Thói quen tí tách hạt dưa, hạt hướng dương đã trở thành một phần không thể thiếu của nhiều gia đình dịp Tết đến xuân về. Tuy nhiên, cần cẩn thận.

Các loại hạt như hạt hướng dương, hạt dưa chứa rất nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể.

Hạt hướng dương cung cấp nhiều chất xơ, sắt, magne, vitamin E, những chất chống oxy hoá… Tương tự, hạt dưa có hàm lượng kali rất cao nên có giá trị dinh dưỡng và phòng chữa bệnh tim mạch, tăng huyết áp. Ngoài ra, các loại Hạt còn chứa phytoestrogen, có nhiều trong đậu nành, ôliu và hướng dương, giúp chống xơ vữa động mạch.

Những lưu ý khi ăn hạt dưa, hạt hướng dương dịp Tết

Sử dụng hạt hợp lý trong khẩu phần ăn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều hạt mà không cân đối khẩu phần ăn rất dễ gây ra thừa cân, béo phì và các bệnh ăn theo nguy hiểm khác bởi bản thân các loại hạt chứa rất nhiều năng lượng.

Đặc biệt, cần tránh hạt bị nhiễm nấm aspergilus, vì đây là nguy cơ sinh ra độc tố aflatoxin gây ung thư. Loại nấm này hay phát triển trên ngũ cốc, đặc biệt khi để quá lâu hoặc không được bảo quản đúng cách.

Không chỉ vậy, các loại hạt như hạt dưa, hạt hướng dương… hiện đang bị ngâm tẩm rất nhiều hóa chất để tạo màu và bảo quản gây nguy hiểm tới sức khoẻ người dùng.

Những lưu ý khi ăn hạt dưa, hạt hướng dương dịp Tết

Hạt hướng dương

Để giữ cho hạt hướng dương giòn và giữ được vị thơm ngon lâu hơn, nhà sản xuất đã thêm phèn vào. Phèn này có chứa nhôm mà khi vào cơ thể sẽ rất khó bị đào thải ra ngoài, ảnh hưởng đến tế bào não, tế bào thần kinh, dẫn đến suy giảm trí nhớ, nghiêm trọng hơn sẽ làm teo não, đãng trí, ung thư. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các cơ quan như gan, phổi, hệ xương, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai.

Những lưu ý khi ăn hạt dưa, hạt hướng dương dịp Tết

Hạt dưa

Để hạt dưa đẹp, bóng, màu sắc rực rỡ bắt mắt, vài cơ sở đã ngâm hạt vào chất tẩy trắng, phẩm màu công nghiệp cùng nhớt thải. Loại phẩm màu này đa phần chứa chất Rhodamine B đã bị cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm vì có khả năng gây ung thư. Để tẩy mùi nhớt và phẩm màu, trước khi cho ra lò, hạt dưa cũng được bỏ thêm ít bơ vào lò rang nên khi cắn cảm thấy có vị thơm, béo. Ngay cả việc rang hạt dưa nhưng dùng dầu thực vật loại thải, đã bị hydro hoá cũng không tốt bởi loại dầu ăn này gây nên bệnh tim mạch nếu dùng nhiều và lâu dài.

Những lưu ý khi ăn hạt dưa, hạt hướng dương dịp Tết

Tác hại của việc ăn hạt dưa, hạt hướng dương nhiễm độc

Theo các chuyên gia, mặc dù khi ăn hạt dưa, hạt hướng dương ta phải bỏ vỏ nhưng chỉ cần cắn và tiếp xúc với vỏ hạt đã dính hoá chất đã rất nguy hiểm, chưa nói đến chuyện chất này có thể qua vỏ mà ngấm vào bên trong hạt. Các chất độc hại tích tụ lâu dài trong cơ thể trước hết gây tổn thương gan, thận, lâu dần gây ung thư. Đối với những người gan kém còn có thể gây dị ứng tức thì, biểu hiện là nổi mẩn trên da, xung huyết.

Những lưu ý khi dùng hạt dưa, hạt hướng dương dịp Tết để đảm bảo an toàn

  • Trước hết, nên lựa chọn các loại hạt an toàn, nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, thông tin về phụ gia thực phẩm rõ ràng (ghi trên bao bì, nhãn mác).
  • Không lựa chọn các loại thực phẩm có màu sắc khác lạ, quá sặc sỡ.

Với hạt hướng dương, nên mua sống về tự rang lấy, dùng đến đâu rang đến đấy. Trước khi rang, nên làm sạch hạt bằng cách rửa thật sạch rồi phơi khô ngay sau khi rửa để loại bỏ độc tố cũng như cát bẩn. Rang xong, phải cho hạt vào những chiếc lọ và đậy kín nắp để có thể bảo quản được lâu mà hạt vẫn giòn ngon.

Hạt dưa nếu đã được nhuộm màu bằng Rhodamine B thường có màu đỏ sẫm, nhìn như son, bắt mắt và không bị phai màu khi ăn. Mặt khác, hạt dưa nhuộm bằng phẩm màu thực phẩm có màu sắc tự nhiên, không quá đậm, không sáng bóng, dễ bị phai, nhòe khi gặp nước nên màu rất dễ dính vào tay và da khi sử dụng.

Ngoài ra, do chất béo trong hạt dưa, hạt hướng dương đã kích thích niêm mạc họng, khi ăn hạt cần lưu ý hạn chế uống nước lạnh, bia rượu, hút thuốc lá, nói quá nhiều… cùng lúc, tránh làm kích ứng họng dẫn tới mất tiếng, khàn giọng.

Nếu cho trẻ nhỏ ăn hạt cần cẩn trọng, không để trẻ vừa ăn vừa giỡn vì dễ gây nguy cơ nuốt sặc vào đường hô hấp. Không cho trẻ cắn quá nhiều vì vỏ cứng, có thể làm hư, mẻ răng trẻ. Trường hợp trẻ không nhai nát được hạt, các chất dinh dưỡng sẽ không được hấp thu mà thải hết ra ngoài đường tiêu hoá.

 

Comments are closed.