Nguyên nhân cho sự thất bại của nhiều chuỗi cà phê lớn tại Việt Nam

Nguyên nhân cho sự thất bại của nhiều chuỗi cà phê lớn tại Việt Nam

Vài năm trở lại đây là thời điểm bùng nổ kinh doanh chuỗi cà phê tại Việt Nam. Một số thương hiệu bứt phá nhanh chóng, nhưng một số lại kết thúc đáng buồn.

Nguyên nhân cho sự thất bại của nhiều chuỗi cà phê lớn tại Việt Nam

Đến các ‘ông lớn’ cũng không dễ ăn

Ồ ạt tiến vào Việt Nam từ trước năm 2010, các chuỗi cà phê phong cách ngoại như The Coffee Bean & Tea Leaf , Gloria Jean’s hay New York Dessert Coffee… đều đang phải thu hẹp hoạt động, thậm chí là đóng cửa.

Chỉ tính riêng đến năm 2016, The Coffee Bean & Tea Leaf với 15 cửa hàng trên toàn quốc (13 tại TP.HCM, 2 tại Hà Nội) đã lỗ lũy kế tới 144 tỷ đồng, âm vốn điều lệ 140 tỷ đồng và phải đối mặt với áp lực tài chính lớn. Cuối năm 2016, tổng nợ vay ngắn và dài hạn của công ty này đã lên tới 137 tỷ đồng.

Chuỗi Gloria Jean’s Coffee (Australia) mở cửa lần đầu vào năm 2006 qua hợp đồng nhượng quyền thương mại, Gloria tham vọng đạt kết quả kinh doanh ở Việt Nam như đã tại Thái Lan và Malaysia. Với phong cách chuyên nghiệp và chắc chắn, Gloria Jean’s Coffee mở 6 cửa hàng tại TP.HCM và 1 tại Hà Nội trong 6 năm đầu. Tuy nhiên, việc thua lỗ liên tục đã khiến nhiều cửa hàng trong chuỗi sớm phải đóng cửa. Tháng 4/2017, cửa hàng cuối cùng của thương hiệu này cũng đã đóng cửa kết thúc hoạt động kinh doanh hơn 10 năm của chuỗi cà phê nổi tiếng của Australia tại Việt Nam.

Nguyên nhân cho sự thất bại của nhiều chuỗi cà phê lớn tại Việt Nam

Không chỉ riêng các thương hiệu ngoại, The Kafe – chuỗi cà phê bản địa đình đám một thời tại Việt Nam cũng chịu thất bại cay đắng chỉ sau 3 năm hoạt động và hơn 1 năm từ sau khi nhận được vốn đầu tư 5 triệu $ từ quỹ đầu tư Cassia Investment (Hong Kong)..

Bắt đầu tại Hà Nội từ năm 2013, nổi bật nhờ không gian được đầu bài trí cực kỳ hấp dẫn theo phong cách công nghiệp, những món ăn được thiết kế bắt mắt, đáp ứng đúng nhu cầu chụp hình của giới trẻ; đi kèm với đó là sự am hiểu về truyền thông của CEO, The Kafe thuận lợi trở thành 1 hot trend tại thời điểm đó. Mở rộng kinh doanh nhanh chóng với hàng chục cửa hàng tại Hà Nội và TP.HCM, tuy nhiên kết quả kinh doanh của chuỗi này cũng nhanh chóng đi xuống. Tháng 4/2017, các cửa hàng của The Kafe phải lần lượt đóng cửa . Sự sụp đổ chóng vánh của The Kafe gây bất ngờ cho khá nhiều người cũng như là minh chứng cho thấy rằng: Kinh doanh chuỗi cà phê tại Việt Nam không phải là điều đơn giản.

Thất bại vì đâu?

• Chi phí vận hành quá cao

Theo IFB Holding – đơn vị nhận nhượng quyền chuỗi The Coffee Bean & Tea Leaf , một trong những lý do lớn nhất khiến công ty luôn thua lỗ là chi phí phải bỏ ra luôn cao hơn doanh thu. Một cốc cà phê tuy giá bán có đắt đỏ ( với mức tiêu dùng tại Việt Nam) nhưng vẫn không đủ tiền để bù lại chi phí về mặt bằng, nguyên liệu…

Cuộc cạnh tranh để giành những vị trí đắc địa ở các thành phố lớn đã khiến giá thuê mặt bằng hiện đã ở mức rất cao. Và nếu như thương hiệu đưa ra một quyết định sai lầm, hoặc việc kinh doanh bị đình trệ trong một thời gian, họ sẽ phải nhận về những con số rất đau đầu.

Ngay cả với những chuỗi cà phê hàng đầu thị trường hiện nay, vấn đề chi phí vận hành cũng là một bài toán khó.

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rõ, lợi nhuận mà các chuỗi cà phê hàng đầu Việt Nam này thu lại được thật sự thấp so với doanh thu.

Với doanh thu lên tới trên 1.600 tỷ đồng, Highlands Coffee vượt xa các đối thủ cạnh tranh và đứng đầu 3 chuỗi cà phê có biên lợi nhuận gộp lớn, xấp xỉ 70%. Tuy nhiên, việc vận hành nhiều cửa hàng, các cửa hàng đều có vị trí đẹp tại các mặt đường lớn, điểm giao nhau nên chi phí vận hành của chuỗi này cũng rất cao. Highlands chỉ thu về hơn 99 tỷ đồng lãi sau thuế, tương đương tỷ suất lãi ròng/doanh thu vào khoảng 6%. Dù vậy, con số này vẫn giúp chuỗi đứng số một về lợi nhuận.

• Không hiểu về thị trường

Ông Hoàng Khải, chủ cửa hàng cafe Gloria Jean’s Coffee cũng thừa nhận rằng Gloria đã không biết cách thâm nhập vào một thị trường cà phê “béo bở” như Việt Nam. Ông cho rằng việc gia nhập thị trường mới sẽ mang tính chất may rủi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không phải cứ thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài mang vào Việt Nam là sẽ thành công.

Ông Nguyễn Phi Vân, người đầu tiên mang Gloria về Việt Nam, cũng cho rằng sự sụp đổ này là do việc áp dụng mô hình kinh doanh đã được phát triển ở Australia cho một thị trường kinh doanh có rất nhiều khác biệt.

Mỗi chuỗi cà phê ngoại nhập đều có một bản sắc riêng đề khách hàng nhớ tới thương hiệu của mình. Tuy nhiên, những bản sắc riêng này cần được khéo léo pha lẫn với các yếu tố bản địa để dễ dàng được khách hàng yêu thích hơn.Việc quá cứng nhắc trong chính sách nhượng quyền, thiếu sự linh hoạt theo nhu cầu của thị trường khiến cho các chuỗi cà phê này gặp rất nhiều khó khăn.

Thêm vào đó, nhiều chuỗi cà phê ngoại nhập khi vào Việt Nam thường chọn đánh vào đối tương khách hàng ở phân khúc cao cấp như là những người có thu nhập cao , giới doanh nhân… Tuy nhiên, bộ phận khách hàng này lại chưa nhiều tại Việt Nam và khá khó tính trong việc cân nhắc sử dụng dịch vụ, sản phẩm.

• Sự cạnh tranh khốc liệt

Dù có rất nhiều khó khăn, nhưng thị trường kinh doanh cà phê Việt Nam vẫn đầy hấp dẫn. Thời gian gần đây, CEO The Coffee House chia sẻ ý định mở 700 quán trên cả nước trong vòng 5 năm. Để đạt được mục tiêu đề ra, hãng này trung bình sẽ phải mở 10 quán/tháng. Nhìn vào tốc độ tăng trưởng và những tham vọng trong cuộc đua của các ông lớn này, ta có thể thấy rằng “miếng bánh “ này vẫn còn rất thơm ngon.

Lao vào cuộc chơi khốc liệt này là những tên tuổi lớn. Thương hiệu nước ngoài thì có Starbucks, Jollibee, Coffee Bean & Tea Leaf, Café Bene… Trong nước thì có Trung Nguyên, Urban Station, The Coffee House, Cộng Cafe… và cả Highland Coffee từng là thương hiệu Việt nhưng nay đã thuộc sở hữu nước ngoài. Đó là chưa kể hàng loạt các chuỗi nhà hàng ẩm thực khác cũng lấn sân sang bán thêm cả cà phê như McDonald’s, Paris Baquette. Sự cạnh này đòi hỏi các thương hiệu chuỗi phải luôn tự đổi mới, hoàn thiện để vươn lên nếu không muốn mình cầm chắc thất bại.

Nguyên nhân cho sự thất bại của nhiều chuỗi cà phê lớn tại Việt Nam

• Vấn đề quản trị từ cấp lãnh đạo

Đào chi Anh , nhà sáng lập của The Kafe từng chia sẻ với báo chí rằng một trong những nguyên nhân thất bại chủ yếu của chuỗi cà phê này là người lãnh đạo gặp khó khăn trong quản trị do thiếu kinh nghiệm quản lý chuỗi. Vấn đề mấu chốt của điều hành chuỗi nằm trong việc ra quyết định, điều chỉnh kịp thời các vấn đề như sai số, điều chuyển kho quỹ, nguyên liệu, quản lý nhân sự, chất lượng dịch vụ …

Trước kia khi chỉ quản lý 2 cửa hàng, người lãnh đạo có thể quán xuyến được mọi vấn đề. Nhưng cho đến khi được rót vốn “khủng” từ nhà đầu tư và nhanh chóng mở rộng lên tới 20 cửa hàng, phải quản lý hàng trăm nhân viên, các quyết định điều hành của người lãnh đạo dần dần không theo kịp với bộ máy khổng lồ này.

Sự gia tăng nhanh chóng số lượng cửa hàng khi chưa tìm ra quy trình, bảng biểu, điều lệ quản lý nhanh chóng làm chất lượng phục vụ cũng như sản phẩm của The Kafe đi xuống và nhanh chóng nhận lấy thất bại.

Kinh doanh chuỗi cà phê luôn được nhiều người nhận định là một cuộc đua đường dài cả về tiềm lực tài chính và khả năng quản lý, khả năng sáng tạo đổi mới liên tục. Do đó, nhà lãnh đạo cần phải là một người có tầm, vững chắc kiến thức về quản trị doanh nghiệp và luôn tự trau dồi để có thể vươn xa hơn.

Comments are closed.

  • Danh mục sản phẩm

  • Calendar

    March 2024
    M T W T F S S
     123
    45678910
    11121314151617
    18192021222324
    25262728293031
  • Archive