Cafe Việt Nam và top các loại được trồng phổ biến nhất
Cafe Việt Nam từ lâu đã trở thành đồ uống phổ biến được mọi người trên khắp thế giới yêu thích. Mỗi người lại có một lựa chọn riêng để đắm chìm trong từng hương vị. Hãy cùng tìm hiểu về các loại hạt Cafe Việt Nam được phổ biến nhất hiện nay.
Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Chỉ riêng trong năm 2016, đã sản xuất được 1.650.000 tấn. Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng sản xuất cà phê vào năm 1975. Khởi động với 6.000 tấn/ năm từ 1975, hiện nay với sản lượng 2 triệu tấn, Việt Nam đã dễ dàng vươn đến vị trí quốc gia đứng thứ 2 về sản lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới.
Cà phê Việt Nam có các loại gì?
Việt Nam nổi tiếng với tốc độ nhộn nhịp của cuộc sống và công bằng để nói: Niềm đam mê cà phê của đất nước này phải được ít nhất một phần trách nhiệm để thức tỉnh các nguồn năng lượng. Cà phê là một phần rất lớn trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam.
Việt Nam hiện đang là quốc gia có sản lượng cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành cà phê nước nhà. Trong số đó có các loại hạt cafe Việt Nam phổ biến như là: Arabica, Robusta, Culi, Cherry và Moka.
Các loại cafe trồng phổ biến tại Việt Nam hiện nay
“Cà phê Việt Nam có mấy loại và những loại cafe này có gì đặc biệt?” – Đây chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Độc giả có thể hệ thống các loại hạt thành các loại chính như sau:
- Arabica
- Robusta
- Culi
- Cherry
- Moka
Hạt cà phê nổi tiếng đại diện cho cafe Việt Nam – Arabica
Arabica là một loại cafe được trồng nhiều ở những vùng có khí hậu mát mẻ. Độ cao thích hợp để trồng loại cà phê có hạt hơi dài này là 600m. Ở Việt Nam, Lâm Đồng là nơi có sản lượng Arabica cao nhất. Quả Arabica được thu hoạch, sau đó lên men bằng cách ngâm nước cho nở, rửa sạch rồi sấy.
Arabica mang hương vị đặc biệt khi mang lại chất vị hơi chua khi uống. Vị này thường được ví như vị chua khi ăn chanh vì sẽ thấy rất chua. Sau đó người thưởng thức sẽ lập tức cảm nhận được vị đắng của vỏ.
Arabica có hạt hơi dài, mùi thơm nồng và vị chua đặc trưng. Những quả cafe Arabica được thu hoạch sẽ trải qua quá trình lên men sau đó làm sạch và sấy khô.
Có 3 loại hạt cà phê Arabica:
- Typica
- Bourbon
- Catimore
Hạt Typica
Hạt Typica là giống cà phê lâu đời nhất trên thế giới vì được tìm ra đầu tiên. Đặc trưng hương vị của Typica được ưa thích bởi vị đắng pha ngọt, hòa quyện cùng vị chua thanh.
Làm cách nào để phân biệt giống cà phê Typica? Typica có hình nón cao khoảng 3,5 – 4m với thân chính mọc thẳng, mọc xiên là nhiều thân phụ. Ở Việt Nam, Typica được trồng nhiều nhất ở Cầu Đất (Đà Lạt). Hàng năm sản lượng vào khoảng 3 tấn nhân cà phê/ năm. Những năm gần đây để có được hạt cà phê Typica thuần chủng tại Việt Nam khá khó khăn và sản lượng vô cùng hạn chế.
Hạt Bourbon
Giống Bourbon xuất xứ từ một hòn đảo Pháp và được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1875. Môi trường lý tưởng để hạt này phát triển từ độ cao 1000 – 2000m. Bourbon có năng suất cao từ 20 tới 30% so với Typica và chất lượng cà phê tạo ra tương đương với Typica. Cà phê Bourbon khi chín có màu tùy theo từng chủng như: vàng, cam, đỏ,… Hạt Bourbon có chứa một hàm lượng axit hữu cơ phong phú mang vị chua thanh. Ngoài ra giống này cũng mang mùi thơm quyến rũ và hương vị hấp dẫn. Hậu vị của Bourbon chua thanh khiến nhiều người mê đắm chính vì thế Bourbon là giống cafe thơm ngon hàng đầu của Việt Nam.
Hạt Catimor
Giống Catimor là được lai tạo ở Bồ Đào Nha sau đó du nhập vào Việt Nam từ năm 1984. Hạt Catimor được lai tạo để có thể kháng bệnh gỉ sắt làm cà phê bị rụng lá dẫn tới năng suất thấp và không ổn định. Đây là giống cà phê cây thấp, cành có đốt ngắn, đặc biệt giống này có thể trồng với mật độ dày nhưng cây trưởng thành sớm. Để phân biệt, Catimor có tán lá mọc che kín thân. Giống này hạn chế sự phá hoại của sâu đục thân từ đó cho năng suất cao, có khả năng bằng hoặc hơn các giống cà phê thương mại khác.
Hạt cà phê phổ biến nhất cho cafe Việt Nam – Robusta
Cà phê Robusta còn có tên gọi khác là cà phê vối. Đây là loại cà phê được trồng chủ yếu ở nước ta, chiếm hơn 90% tổng sản lượng cà phê. Mảnh đất Tây Nguyên dường như được sinh ra để dành cho Robusta. Loại cà phê này rất thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây. Chính vì thế nên sản lượng thu hoạch hàng năm luôn nằm ở mức cao.
Cà phê Robusta có mùi thơm nồng hơn các loại cafe khác. Bên cạnh đó, hàm lượng cafein cũng cao hơn. Không giống như Arabica, cà phê này không phải lên men mà được sấy trực tiếp. Do đó, Robusta mang hương vị đậm đà, khá đắng nên được cánh mày râu rất ưa thích.
Robusta có 2 dòng hạt:
- Robusta Sẻ là dòng Robusta thuần chủng, chất lượng đậm đà hơn các dòng cao sản, hạt nhỏ nhưng kết cấu chắc và nặng.
- Robusta Cao Sản là dòng Robusta có sản lượng lớn và năng suất cao. Dòng Robusta có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nhưng chất lượng không ngon bằng dòng Robusta thuần chủng. Chính vì vậy, dòng này thường được dùng để chiết xuất axit chlorogenic hoặc làm cà phê hòa tan.
Hạt cà phê Culi
Culi là một loại cà phê đặc biệt, mỗi trái chỉ có duy nhất một hạt. Chính vì chỉ có một hạt nên bao nhiêu tinh chất đều tập trung vào hạt cà phê to tròn. Cà phê Culi có vị đắng gắt, hương thơm say đắm. Hàm lượng cafein trong cà phê này nằm ở mức cao. Khi pha cà phê Culi cho ra nước màu đen sánh.
Cà phê Cherry (cà phê mít)
Cà phê Cherry còn được gọi với tên gọi thân thuộc là cà phê mít. Giống cà phê này phát triển tốt nhất ở vùng đất khô, đầy nắng và gió. Ở nước ta, cà phê Cherry được trồng nhiều ở Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Trị.
Cà phê Cherry rất được lòng phái nữ bởi hương vị khác biệt đặc trưng. Loại cà phê này có vị chua của cherry xen lẫn cùng hương thơm thoang thoảng như mùi mít chín. Khi chạm môi vào tách cà phê và nếm thử thì cảm giác thật khó tả. Sự kết hợp hoàn hảo của vị ngọt của trái chín và vị đắng nhẹ cùng hương hoa cỏ khiến người thưởng thức không thể nào quên được.
Cà phê Cherry có thân cao, khả năng kháng sâu bệnh rất tốt nên được ưa chuộng, sử dụng làm gốc ghép với các giống cà phê khác. Hạt cà phê mít có nhân to, thon dài tuy nhiên sản lượng không lớn. Khi rang xay để tạo nên hương vị khác biệt, người ta dùng hạt cà phê mít trộn vào với các loại cà phê khác như cà phê vối, cà phê chè,..